KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019-2020
Cập nhật lúc : 16:18 20/09/2019
THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019-2020
UBND HUYỆN PHÚ VANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDNN-GDTX Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 27 /KH-TTGDNN-GDTX Phú Vang, ngày 21 tháng 9 năm 2019
KẾ HOẠCH
Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020
Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;Công văn số 2017/SGDĐT-GDCN-GDTX ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông; Công văn số 2018/SGDĐT-VP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020; các văn bản hướng dẫn của Sở LĐ-TB&XH; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Phú Vang ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu; tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 04 gắn với Chỉ thị 05/BCT về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua của Ngành.
2. Duy trì và đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục và đào tạo; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của CB,GV,NV.. Tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung giảng dạy, vận dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo.
3. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ viên chức; tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả hoạt động; nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi một viên chức với công việc được giao.
4. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực, các tổ chức để tạo sự gắn kết trong thực hiện nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả cao hơn, phấn đấu từng bước kết hợp giữa dạy nghề và dạy văn hóa.
5. Tập trung nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng, công tác dạy xóa mù chữ; phân luồng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Chú trọng chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”.
6. Tập trung tổ chức hoạt động chuyên môn nghiêm túc, hiệu quả để thực hiện tốt các kỳ thi học viên giỏi, thi THPT quốc gia, thi nghề phổ thông, nghề Lao động nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, chất lượng giáo dục toàn diện, chăm lo đến người học.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Tỷ lệ huy động, duy trì sĩ số- Phấn đấu huy động, chiêu sinh học nghề tỷ lệ tốt nghiệp đạt 85-90%.
- Phấn đấu huy động vào lớp 10 từ 40-50 học viên; duy trì số lượng 4 lớp THPT đầu năm đến cuối năm đạttrên 95%. Liên kết dạy trung cấp nghề cho học viên lớp 10, 11 đạt 100%. Tỷ lệ học viên bỏ học dưới 5%.
- Huy động người trong độ tuổi 15-60 còn mù chữ ra lớp học XMC, GDTTSKBCđạt trên270 học viên; tỷ lệ duy trìlớp, học viên XMC,GDTTSKBC đạt 80%.
- Huy động học sinh học nghề phổ thông đạt 100%; tỷ lệ học sinh dự thi nghề phổ thông so với số lượng huy động trên 98 %
2. Tỷ lệ học sinh THCS, THPT được tư vấn hướng nghiệp 100%.
3. Tỷ lệ về chất lượng giáo dục, đào tạo
3.1. Giáo dục thường xuyên
- Tỷ lệ học viên xếp loại học lực đạt loại khá, giỏi từ 30% trở lên
- Tỷ lệ học viên xếp loại học lực đạt từ TB trở lên đạt 95% trở lên.
- Tỷ lệ tốt nghiệp GDTX cấp THPT đạt 80%.
- Tham gia họcviên giỏi cấp tỉnh đạt từ 9-10 giải.
3.2. Giáo dục Hướng nghiệp
-Tỷ lệ học viên xếp loại học lực môn nghề: Giỏi 35% trở lên; Khá: 55% trở lên; TB dưới 10%.
- Tỷ lệ học viên dự thi nghề phổ thông: 98% HV đủ điều kiện dự thi.
+ Đối với THCS: Giỏi 20%, Khá 65%, TB 15%
+ Đối với THPT: Giỏi 30%, Khá 60 %, TB 10%.
3.3. Đào tạo nghề:
- Huy động, mở lớp đào tạo nghề nông thôn theo các chương trình trên 600 học viên. Học viên các lớp đào tạo nghề được cấp chứng chỉ nghề trên 90%; học viên có việc làm sau khi kết thúc khóa học đạt trên 85%.
- Huy động, mở lớp đào tạo nghề nông thôn theo các chương trình 520 học viên. Học viên các lớp đào tạo nghề được cấp chứng chỉ nghề trên 80%; học viên có việc làm sau khi kết thúc khóa học đạt trên 80%.
4. Một số chỉ tiêu khác
- Tổ chức thao giảng 02 tiết/ năm học/giáo viên(GDTX);01tiết/năm học/giáo viên (GDHN))
- Dự giờ 10-15 tiết/năm học/giáo viên.
- Mỗi tổ chuyên môn tổ chức 02 chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
- Tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học: 1 sản phẩm/năm học/giáo viên.
- 100% giáo viên hoàn thành kế hoạch BDTX và xếp loại Đạt.
- Trên70% viên chức đạt danh hiệu Lao động tiên tiến trở lên.
- Kiểm tra giáo viên: 30-40% tổng số CB, GV, NV.
- Tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy mô và hoạt động chuyên môn.
1.1 Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo nghề
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển về qui mô đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng đào tạo ở tất cả các trình độ bao gồm sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng,tập huấn kỹ năng nghề nghiệp; phấn đấu số lượng đào tạo và tập huấn cao hơn năm học trước. Tăng cường công tác phối kết hợp với các phòng ban cấp huyện, các xã, thị trấn để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh mở lớp. Tổ chức các hoạt động đào tạo linh hoạt, phù hợp với ngành nghề và nhu cầu người học.
Đẩy mạnh công tác tuyển sinh mở lớp nguồn đào tạo nghề theo 1956 và 1918 trong 3 tháng còn lại năm 2019 khoảng 20 lớp/500 học viên. Quan tâm đến tìm kiếm, giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động.
1.2.Đối với công tác Giáo dục thường xuyên
Duy trì sĩ số các lớp cấp THPT, hạn chế thấp nhất tình trạng học viên bỏ học nửa chừng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống để tạo hứng thú, say mê học tập, rèn luyện.
Nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn; chú trọng đến tinh thần tự giác của học viên; tham gia tích cực các hoạt động trong trung tâm, chất lượng giáo dục nâng lên so với năm học trước.
Phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện và các cơ sở giáo dục để tổ chức điều tra đến từng hộ gia đình; đẩy mạnh công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương tích cực vận động người mù chữ trong độ tuổi 15 - 60 tham gia học các lớp học XMC và GDTTSKBC; đảm bảo duy trì, nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn XMC mức độ 2 theo tinh thần Kế hoạch 135/KH-UBND ngày 13/9/2019.
Đổi mới phương pháp dạy và học XMC gắn với phát triển cộng đồng; thiết kế nội dung, chương trình thiết thực với đời sống lao động sản xuất giúp người mới biết chữ củng cố kết quả học tập và hạn chế tình trạng tái mù chữ nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo động cơ và tăng hứng thú cho người học.
Thực hiện tốt công tác phối hợp để tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các Trung tâm HTCĐ. Tích cực phối hợp với Trung tâm HTCĐ các xã, thị trấn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019 tại địa phương và lồng ghép tư vấn các kiến thức cần thiết.
1.3.Đối với công tác giáo dục nghề phổ thông
Phối hợp các trườngTHCS,THPT tổ chức các hoạt động GDHN cho học sinh có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo 100% học sinh THCS,THPT được tư vấn, định hướng nghề nghiệp và tiếp cận khoa học-kỹ thuật đối với các ngành nghề tổ chức thực hiện.
Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tham gia học nghề phổ thông, đảm bảo chất lượng góp phần phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Phấn đấu xây dựng và triển khai từ 01 - 02 chuyên đề tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”; Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Kế hoạch “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” đến tận viên chức, học sinh.
Thực hiện tốt công tác phối hợp để huy động, duy trì số lượng học nghề phổ thông theo chỉ tiêu đề ra. Nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông để thu hút học sinh tham gia. Thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục, dạy học theo đúng nội quy, quy chế, quy định của ngành. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình dạy học (THCS 70 tiết/năm học; THPT 105 tiết/năm học).
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Lựa chọn, cử viên chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là chuẩn bị nguồn nhân lực cho định hướng phát triển Trung tâm trong thời gian tới.
Tăng cường hỗ trợ và phối hợp lẫn nhau giữa các giáo viên trong việc thực thi nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, giảng dạy.
Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo do cấp trên tổ chức. Tích cực chủ động thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề do Sở, Bộ tổ chức. Chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh sắp tới; thực hiện việc thăng hạng III lên II.
3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất bảo đảm an toàn trường học.
Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, môn học, nghề học, dạy học tích hợp, tích hợp liên môn, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho người học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; tăng cường hoạt động kiểm tra nề nếp giảng dạy và các hoạt động khác. Chú trọng công tác thao giảng, dự giờ, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy. Chú trọng đến việc phụ đạo, bồi dưỡng học viên; tổ chức kiểm tra, thi định kỳ, thi học viên giỏi cấp tỉnh, thi THPT Quốc gia năm 2020 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Có kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần Công văn 3920/BGD-ĐT-GDTX và Thông tư 32/2018/BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới hình thức, đa dạng hóa nội dung hoạt động để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học viên. Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương, phong trào “Nét đẹp văn hóa học đường gắn với việc triển khai thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”.
4. Tăng cường, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Từng bước sắp xếp, bố trí các phòng học lý thuyết, thực hành hợp lý, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở; tiếp tục, rà soát các danh mục thiết bị cơ bản để phục vụ cho giảng dạy các nghề và các lớp học văn hóa để phục vụ cho công tác quản lý một cách khoa học; xây dựng quy trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị; có kế hoạch để tu sửa, bảo trì các thiết bị trong Trung tâm.
Các tổ chuyên môn có kế hoạch sử dụng, bảo quản có hiệu quả các trang thiết bị, đồng thời đề xuất mua sắm và sửa chữa trang thiết bị, CSVC phục vụ cho các hoạt động dạy học kịp thời, phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. Tranh thủ và phát huy các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh, huyện để tăng cường CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học. Chú trọng các thiết bị dạy học như phòng thực hành tin học, phòng thực hành nấu ăn, thiết bị dạy nghề lưu động, hệ thống điện, nước...
Đẩy mạnh việc sử dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; cải tiến, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả cổng thông tin điện tử, Website của Trung tâm; tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác cải cách hành chính; thực hiện tốt công tác thông tin hai chiều hiệu quả.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phối hợp về giáo dục- đào tạo.
Tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất, kiến nghịvới các cấp, các ngành; phối hợp giữa các phòng ban liên quan, các xã, thị trấn để tăng cường công tác truyền thông về đào tào nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; huy động học viên vào học các lớp GDTX cấp THPT, công tác xóa mù chữ và tư vấn, dạy nghề phổ thông trên địa bàn huyện.
Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Phối hợp với Công đoàn, Chi đoàn, Hội LHTN, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao các phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm học 2019 - 2020.
Tăng cường công tác phối hợp để kiểm tra, thanh tra các hoạt động giáo dục, tài chính trong đơn vị theo Hướng dẫn số 2077/HD-SGDĐT ngày 13/9/2019; Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 2022/HD-SGD ĐT ngày 05/9/2019 về việc thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên mọi hình thức, đảm bảo quy định để thúc đẩy khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ học viên nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
6. Công tác Đảng- Đoàn thể
- 100 % Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phấn đấu giới thiệu cho Đảng kết nạp từ 1-2 quần chúng ưu tú; giới thiệu quần chúng tham gia lớp cảm tình Đảng từ 1-2 người.
- Công đoàn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, hưởng ứng, phối hợp tích cực tham gia công tác chuyên môn, các phong trào thi đua như công tác Hiến máu nhân đạo; tập thể dân chủ, đoàn kết; tham quan, học tập; cơ quan văn hóa; khuyến học, khuyến tài; chế độ, quyền lợi cho đoàn viên công đoàn.
- Đoàn TN, Hội LHTN tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức, nền nếp, ngoài giờ lên lớp, phong trào “ Nét đẹp văn hóa học đường”; tổ chức hoạt động có hiệu quả chào mừng các ngày lễ lớn: Văn nghệ chào mừng ngày 20/11, tổ chức Dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Làng Dương Nổ dịp 26/3...
- Hội Chữ thập đỏ tăng cường công tác vận động, xây dựng quỹ nhân đạo để giúp đỡ học viên có hoàn cảnh khó khăn. Tham gia hiến máu nhân đạo, phát động phong trào “ Mỗi đơn vị gắn với một địa chỉ đỏ”...
7. Mốc thời gian thực hiện: (dự kiến)
a. Đối với Dạy nghề
- Liên tục thời gian theo năm hành chính 2019-2020.
b. Đối với GDTX
- Thi học viên giỏi MTCT: Ngày 4/10/2019
- Thi học viên giỏi các môn văn hóa: Tháng 3 năm 2020.
- Thi THPT Quốc gia: Tháng 6 năm 2020.
c. Đối với GDHN
- Thi nghề THCS: Dự kiến ngày 19/4/2020
- Thi nghề THPT: Dự kiến ngày 26/4/2020.
Trên đây Kế hoạch thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của Trung tâm GDNN-GDTX huyện./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
- Sở GD-ĐT; - Phòng GDCN-GDTX; - UBND huyện; - Phòng LĐ-TB&XH; - Phòng GD-ĐT; - Cấp ủy, BGĐ, CĐ,ĐTN, Tổ CM; - Website TT; - Lưu:VT. |
(Đã ký)
Hoàng Văn Vy |
|
|
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM GDNN-GDTX HUYỆN PHÚ VANG
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://ttgdnn-gdtx.phuvang.thuathienhue.edu.vn/