Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục''

Ngày 16 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch Trung tâm » Kế hoạch năm

Tổ Giáo Vụ

Cập nhật lúc : 15:58 15/10/2018  

Kế hoạch năm 2018-2019

TRUNG TÂM GDNN - GDTX

TỔ GIÁO VỤ

        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                           Phú Vang, ngày 15 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

Về phương hướng, nhiệm vụ của Tổ Giáo vụ năm học 2018-2019

 

    Năm học 2018-2019 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29/BCT về đổi mới căn bản và toàn diện; năm học tiếp tục đẩy mạnh kỷ cương, nền nếp, đạo đức nghề nghiệp; chú trọng chất lượng đại trà, mũi nhọn để không ngừng nâng cao công tác giáo dục toàn diện cho học viên.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị viên chức năm học 2018 - 2019 của Trung Tâm GDNN-GDTX huyện Phú Vang, Tổ Giáo vụ xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2018 - 2019 như sau:

I.                  MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN 1.   100%  thành viên trong Tổ chấp hành nghiêm túc sự phân công nhiệm vụ của  Ban giám đốc. 2.   Hoàn thành công tác tuyển sinh đào tạo nghề, học nghề phổ thông; học văn hóa và các lớp xóa mù chữ đạt từ 90-95% kế hoạch đề ra. 3.   Phấn đấu hoàn thành chương trình, nội dung và các phương pháp đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy 4.  100% giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo Công nghệ thông tin trong việc quản lý, giảng dạy, lữu trữ hồ sơ. 5.   100% giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, thi cử và đánh giá chất lượng của học viên. 6.   Tổng hợp số liệu báo cáo với các cấp lãnh đạo chính xác, rõ ràng , kịp thời và đảm bảo quy định.

      II. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NĂM HỌC

1. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm theo nhu cầu và năng lực đào tạo của Trung tâm;

2. Xây dựng chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học hàng năm;

3. Quản lý, xác nhận quá trình học tập, kết quả học tập của người học và giải quyết các thắc mắc khiếu nại liên quan đến việc học tập;

4. Tổng hợp điểm, xử lý kết quả thi, kiểm tra kết thúc khóa học, kết quả tổng kết cuối năm, cuối khóa học;

5. Thực hiện các công việc giáo vụ: lập các bảng biểu về công tác quản lý, dạy và học; tổng hợp đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục, thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của Ban Giám đốc;

6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,...

          7. Tham mưu đề xuất với Ban Giám đốc việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học và chất lượng các hoạt động khác tại Trung tâm

          8. Phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng, chỉnh sửa, nghiệm thu nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra;

          9. Đề xuất công tác thi đua khen thưởng và xử lý các vi phạm trong hoạt động giáo dục; Tham gia nhận xét đánh giá, xếp loại giáo viên theo học kỳ, hàng năm;

          10. Tổ chức rà soát, tiếp nhận hồ sơ đăng ký, hồ sơ trúng tuyển, sắp xếp bố trí người học vào các lớp theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc;

          11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

          12. Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng tư tưởng, đạo đức, tác phong của giáo viên trong tổ

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trư­ơng, đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có lối sống trong sáng lành mạnh, giữ gìn phẩm chất tư cách đạo đức. Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác.

- Tham gia  học tập và thực hiện tốt các chỉ thị, công văn, thông tư,...của  UBND tỉnh, huyện; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- 100% cán bộ, giáo viên trong tổ được quán triệt về quan điểm chỉ đạo về tăng cường nội dung công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác giáo dục.

- Tập trung giáo dục, tạo môi trường cổ vũ, hỗ trợ, định hướng học viên trong việc hình thành lý tưởng sống tốt đẹp, xây dựng lối sống đẹp, văn hóa học đường, đồng thời ngăn chặn, xóa bỏ các hiện tượng: sống không có hoài bảo, ước mơ, không có lý tưởng; không có ý thức giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi công cộng; ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh; gian lận trong thi cử; vi phạm qui chế trung tâm, nội qui lớp học; đồng thời tăng cường hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống có giá trị khác.

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học viên, đồng nghiệp và cộng đồng.

- 100% các thành viên trong tổ tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chính trị.

2. Công tác tuyển sinh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông ở trong và ngoài đơn vị.

- Tập trung xây dựng mục tiêu, kế hoạch tuyển sinh trung, dài hạn của trung tâm; xác định quy mô tuyển  sinh, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, nghề và loại  hình đào tạo của đơn vị.

- Thực hiện công tác tuyển sinh các loại hình hàng năm theo kế hoạch. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển sinh, nhận hồ sơ, sắp xếp lớp học.

- Thực hiện công tác tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo chính xác, công khai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.

+Đối với việc đào tạo nghề: Tổ tham mưu cho Ban giám đốc việc rà soát, điều tra lực lượng lao động nông thôn tại các xã, thị trấn để tuyển sinh, mở các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế của người học. Chú trọng việc tuyển sinh các nghề phù hợp, giải quyết việc làm cho học viên khi hoàn thành khóa học.

+ Đối với GDTX: Tuyển sinh, duy trì số lượng các lớp THPT, các lớp XMC theo kế hoạch đề ra.

+ Đối với GDHN: Phối hợp với các trường THCS,THPT trên địa bàn huyện để huy động số lượng học viên tham gia học, thi nghề phổ thông đảm bảo số lượng, chất lượng.

- Tổ chức quản lý  và lưu trữ hồ sơ tuyển sinh của học viên.

3. Công tác nề nếp giáo viên, học viên

- Tuyên truyền, giáo dục học viên thực hiện tốt các quy định của Đảng, của nhà nước, nội quy của ngành, của trung tâm, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế của đơn vị.

- Tham mưu Giám đốc tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trung tâm, tuyên truyền giáo dục học sinh không vi phạm luật ATGT, không hút thuốc lá trong khu vực Trung tâm, không tàng trữ, sử dụng, vận chuyển chất cháy nổ, ma túy, không sử dụng điện thoại khi đang học.

- Tham mưu Giám đốc về khen thưởng, kỉ luật học viên.

- Gửi danh sách, báo cáo trực tiếp số học sinh học nghề phổ thông vi phạm nội quy về các trường mỗi tuần để cùng phối hợp duy trì nề nếp.

- Phối hợp với tổ chức đoàn, với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn quản lí nề nếp học sinh như:

+ Duy trì nề nếp, sĩ số của lớp chủ nhiệm, không để tình trạng học sinh không mặc đồng phục, vắng học nhiều buổi mà chưa biết lí do.

+ Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của trung tâm.

- Xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, có hiệu quả và cùng với BGĐ thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục.

- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình học tập, vệ sinh, tổ chức các lớp đào tạo nghề tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở nề nếp dạy học của giáo viên dạy nghề phổ thông:  việc chấp hành giờ giấc lên lớp; hồ sơ giảng dạy; công tác chuẩn bị cho giờ lên lớp lý thuyết, thực hành; chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

4. Công tác quản lý hồ sơ giáo vụ (giáo viên, học sinh)

- Quản lý các hoại hồ sơ về giáo viên và học viên  có hệ thống, có khoa học tạo điều kiện cho việc giải quyết các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao, giúp cho công việc quản lý hồ sơ Trung tâm một cách chặt chẽ, tránh tình trạng thất thoát, hư hỏng hồ sơ.

- Phân công công tác quản lý hồ sơ giáo vụ tại các cơ sở một cách rõ ràng, khoa học.

- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ học viên, giáo viên để phát hiện những thiếu sót báo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, nhắc nhở để bổ sung và điều chỉnh lại cho đúng.

- Đóng quyển, biên mục bìa ngoài hồ sơ.

          - Phối hợp với các tổ chuyên khác tổ chức cập nhật các thông tin vào các loại sổ.

5. Công tác tổng hợp số liệu, báo cáo:

- Tổng hợp các số liệu chính xác theo từng tháng, học kỳ, năm học.

- Xử lý số liệu báo cáo BGĐ kịp thời, đúng thời hạn.

- Phối hợp với các Tổ HC-TH, Tổ DN-HN; Tổ GDTX  để thu thập, tổng hợp số liệu theo từng tháng, học kỳ, năm.

- Các biểu tổng hợp phải lưu bằng nhiều đường (văn bản giấy, trên máy tính, mail, ..).

- Nghiên cứu soạn thảo các biểu mẫu phải theo đúng Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

6. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên:

- Tổ chức triển khai cho giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa, nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH.

- Phối hợp các tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, thao giảng, chuyên đề, hội thảo...

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do cơ quan tổ chức.

- Tích cực và có ý thức trong công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn.

7. Công tác thi, kiểm tra:

- Phối hợp với các tổ chuyên môn kiểm tra công tác ra đề thi, kiểm tra kịp thời.

- Tổng hợp chất lượng cuối mỗi học kỳ báo cáo cấp trên.

- In, cấp phát bằng, chứng chỉ chính xác, kịp thời.

- Lưu trữ bài thi cẩn thận, đầy đủ.

8. Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phân loại đội ngũ viên chức.

- Tiếp thu và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế làm việc và bản phân công trách nhiệm từng thành viên trong tổ.

- Phát huy quyền làm chủ, tính tự giác và chủ động của cán bộ viên chức, giáo viên trong mọi mặt hoạt động.

- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra cấp tổ, phối hợp với các tổ chuyên môn kiểm tra nề nếp dạy –học, hồ sơ của giáo viên và học sinh.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau kiểm tra.

- Đầy đủ các loại hồ sơ của Tổ: Kế hoạch, báo cáo, biên bản họp, số liệu, biên bản kiểm tra ...

Trên đây là toàn bộ kế hoạch hoạt động tổ Giáo vụ năm học 2018 - 2019. Quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm và căn cứ vào tình hình thực tiễn Tổ Giáo vụ sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học./.

 

Nơi nhận:
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;

- Các tổ CMNV;

- Viên chức Tổ Giáo vụ;                       

- Website Trung tâm;

- Lưu: VT,GV. 

DUYỆT GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Hoàng Văn Vy

TỔ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hồ Đắc Phương